Hội nghị sơ kết công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ 6 tháng đầu năm 2017
CTTĐT - Chiều 26/7, UBND tỉnh
tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá công tác phổ cập giáo dục (PCGD),
xóa mù chữ 6 tháng đầu năm 2017.
Đồng chí Đặng Xuân Thanh –
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo PCGD tỉnh chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Văn hóa Xã hội – HĐND tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh, Hội
Cựu giáo chức tỉnh; thành viên Ban chỉ đạo PCGD tỉnh; Hiệu trưởng các trường
CĐSP tỉnh, Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Nghề, Trung cấp Y.
Đồng
chí Đặng Xuân Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Tại hội nghị ngành giáo dục báo
cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ PCGD 6 tháng đầu năm 2017. Theo đó,
quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp được rà soát, quy hoạch phù hợp hơn, tạo
cơ hội và điều kiện tốt hơn nhu cầu học tập và nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài, đặc biệt đối với giáo dục mầm
non, giáo dục học sinh dân tộc, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc
tiểu số. Cụ thể, cuối năm học 2016 – 2017 toàn tỉnh có 657 cơ
sở giáo dục với 1.421 điểm trường; 8.259 lớp/nhóm lớp, 193.145 học sinh. Huyện
Bắc Hà, Si Ma Cai đã đưa gần hết học sinh lớp 4, lớp 5 ở các điểm trường lẻ về
học ở trường chính, một số xã đã đưa học sinh lớp 3 về trường chính; 9/9 trường
PTDTNT đào tạo cấp THPT, tăng 4 huyện so với năm trước.
Đến hết 30/6/2017, tỉnh Lào
Cai có 120 trường PTDTBT, trong đó có 42 trường Tiểu học, 78 trường THCS, tăng
2 trường so với năm 2016. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia được đẩy
mạnh xây dựng trường lớp đạt chuẩn quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới, củng
cố, xây dựng cảnh quan trường lớp, môi trường sư phạm, môi trường học tập gắn với
phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Toàn tỉnh có 330
trường học đạt chuẩn Quốc gia, tăng 29 trường so với năm 2016, trong đó 86 trường
Mầm non, 154 trường Tiểu học, 79 trường THCS, 11 trường THPT.
Về chất lượng giáo dục toàn
diện và hiệu quả giáo dục tiếp tục chuyển biến vững chắc hơn, rõ nét hơn ở vùng
thấp và vùng cao, đặc biệt các xã khó khăn nhất về giáo dục đã có sự chuyển biến
rõ rệt; số lượng và chất lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi, học sinh năng
khiếu, chất lượng giáo dục môn ngoại ngữ tăng lên. Tỷ lệ học sinh THCS đi học
chuyên cần năm học 2016-2017 đạt 96,46%, tăng 0,95% so với năm học trước, trong
đó tỷ lệ này tại các xã đạt 92,69%. Một số đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực
là: Sa Pa (tăng 7,59%), Bát Xát (tăng 1,87%). Tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp THCS năm 2017 đăng ký dự tuyển học tiếp lên THPT tính đến hết 30/6/2017 đạt
70,32%; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số trúng tuyển vào trường THPT Chuyên đạt
14,9%, tăng 4,6% so với năm trước; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm 2017 đạt
96,98%, tăng 4,14% so với năm 2016; có 11 trường đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%,
tăng 7 trường so với năm 2016. Nhiều mô hình giáo dục mới được xây dựng và thực
hiện có hiệu quả như: Mô hình trường học gắn với “Nông trường, nông trại”; “Du
lịch sinh thái”, “Đa văn hóa”… Công tác giáo dục dân tộc được chú trọng; hệ thống
trung tâm học tập công đồng được củng cố, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm
nghèo, xây dựng nông thôn mới; công tác xóa mù chữ dđược đẩy mạnh, huy động
2.573/2.090 người, đạt 123,1% chỉ tiêu kế hoạch; chú trọng bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên; cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được đầu tư,
nhất là hệ thống trường PTDTNT, nhà ở bán trú cho học sinh, giáo viên.

Lãnh
đạo xã Suối Thầu - Sa Pa với giải pháp khắc phục khó khăn về công tác giáo dục
tăng cường tỷ lệ chuyên cần đến trường.
Mặc dù đã được tập trung đầu
tư, tuy nhiên ở vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ phòng học chưa kiên cố
hóa chiếm trên 37%; phòng học bộ môn đạt chuẩn mới đáp ứng được trên 19%; công
trình nhà vệ sinh, nước sạch ở một số trường vùng cao còn thiếu, chưa đạt chuẩn;
công trình giáo dục thể chất hầu hết các trường còn thiếu; tỷ lệ trường PTDTNT
đạt chuẩn quốc gia còn thấp; tình trạng cơ cấu giáo viên chưa hợp lý, số lớp ở
điểm trường lẻ của Tiểu học còn nhiều, tỷ lệ học sinh lớp ghép còn cao; tỷ lệ học
sinh đi học chuyên cần ở một số trường THCS, THPT vùng cao trong một số thời điểm
còn thấp, hiện tượng học sinh bỏ học ở một số xã vùng cao có biểu hiện gia
tăng;…
Tại hội nghị các đại biểu đã thảo luận và đưa ra một số
giải pháp để duy trì tỷ lệ đến trường; khắc phục các xã khó khăn về công tác
giáo dục tăng cường tỷ lệ chuyên cần ở một số trường THCS, THPT vùng cao; giải
pháp các hoạt động đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục cơ sở, đặc biệt đối với
hai xã Tả Phời và xã Hợp Thành tại thành phố Lào Cai; Quan tâm hơn nữa đến công
tác khuyến học, tổ chức các trung tâm học tập cộng đồng; công tác y tế tại các
trường học;…

Lãnh
đạo ngành Y tế phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị,
đồng chí Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo PCGD tỉnh
đánh giá cao công tác PCGD, xóa mù chữ, đặc biệt đối với công tác chuẩn bị, tổ
chức thi, chấm thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua rất tốt; các mô hình được triển khai đồng bộ, có những điểm sáng, kỳ thi đạt giải quốc gia cao, có học sinh
trúng tuyển đại học của Hoa Kỳ... Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh bỏ học còn nhiều; điểm
thi tốt nghiệp THPT 5 môn học chính (toán, lý, hóa, văn, anh) còn thấp hơn so với
cả nước, chất lượng giáo dục, hướng nghiệp còn chưa cao...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn
mạnh: Trong thời gian tới, nhiệm vụ cấp bách là định hướng phân luồng học sinh sau tốt
nghiệp THCS, THPT gắn với học nghề và tạo việc làm; các địa phương cần đẩy mạnh
công tác xóa mù chữ, tăng tỷ lệ chuyên cần; nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về nhận thức về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với nâng cao dân trí.
Đối với tình trạng bỏ học
của học sinh THPT, đặc biệt ở các huyện vùng cao như Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà có tỷ lệ bỏ học tương đối nhiều; Ban chỉ đạo các cấp, trọng tâm là cấp xã cần nâng cao năng lực, hiệu lực chỉ đạo hiệu quả, phát huy vai trò của Ban Tuyên vận, Bí thư chi bộ, tổ tuyên vận trong công tác tuyên truyền, vận động, nhất là duy trì số lượng, vận động học sinh chuyên cần. Đẩy mạnh các mô hình trường học mới nhưng tránh bệnh thành tích,
không chạy theo phong trào.
Lệ
Hằng