Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra một số dự án giao thông, xây dựng, nông nghiệp trên địa bàn huyện Bảo Thắng và Bảo Yên
Sáng 11/8, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đi kiểm tra, khảo sát một số dự án giao thông, xây dựng, nông nghiệp trên địa bàn huyện Bảo Thắng và Bảo Yên.
Cùng đi có các đồng chí: Vũ Xuân Cường, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và địa phương liên quan.
Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra một số dự án giao thông, xây dựng, nông nghiệp trên địa bàn huyện Bảo Thắng và Bảo Yên.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Đoàn công tác đã kiểm tra tình hình thực hiện và khó khăn, vướng mắc thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường kết nối từ cầu Làng Giàng đến Quốc lộ 70 trên địa bàn huyện Bảo Thắng; Dự án khu tái định cư Cảng Hàng không Sa Pa; Quy hoạch các khu văn hóa tâm linh trên địa bàn huyện Bảo Yên; công trình tu bổ, tôn tạo đền Bảo Hà; một số mô hình nông nghiệp (cây dâu tằm, cây chuối) trên địa bàn huyện Bảo Yên và Bảo Thắng.

KK.jpg
K233.jpg
Kiểm tra tiến độ Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường kết nối từ cầu Làng Giàng đến Quốc lộ 70 trên địa bàn huyện Bảo Thắng.
z5720416572908_8205a9302dc4a5324be3f360fac8a1e7.jpg
z5720416644824_de262977ff57bf1e661e02c977837ad6.jpg
Đoàn công tác kiểm tra quy hoạch các khu văn hóa tâm linh trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường kết nối từ cầu Làng Giàng đến Quốc lộ 70, là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh và huyện Bảo Thắng. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 236 tỷ đồng, chiều dài tuyến đường 13,25 km (điểm đầu tại ngã ba Lượt, xã Thái Niên, điểm cuối tại Km106+200, Tỉnh lộ 154, xã Phong Niên); tuyến đường được thiết kế quy mô đường cấp IV miền núi, chiều rộng nền đường 7,5 m, chiều rộng mặt đường 5,5 m. Dự án có 1 hạng mục cầu Cốc Sâm dài 15 m, rộng 9 m.

Theo báo cáo của chủ đầu tư, đến nay, nhà thầu đã thi công xong cầu Cốc Sâm và thực hiện được 5 km/13,25 km mặt đường bê tông nhựa, 8,65 km/13,25 km móng cấp phối đá dăm; hoàn thành nền đường K95 và thoát nước ngang các đoạn Km0+200 - Km5+00, đoạn Km6+000 - Km9+000 và đoạn Km10+000 - Km12+800, đoạn Km12+950-Km13+170. Tổng giá trị giải ngân đến nay gần 148 tỷ đồng, đạt 62,6% so với tổng mức đầu tư.

Dự án có tổng số 255 hộ bị ảnh hưởng, hiện nay còn 12 hộ chưa đồng ý bàn giao mặt bằng để đơn vị triển khai thi công.

K211.jpg
Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường kết nối từ cầu Làng Giàng đến Quốc lộ 70 đang được đẩy nhanh tiến độ.

Để đảm bảo tiến độ thi công, Ban Quản lý Dự án giao thông tỉnh thường xuyên đôn đốc, yêu cầu nhà thầu bố trí bổ sung máy móc, thiết bị, nhân sự và tập kết vật liệu tranh thủ thời tiết thuận lợi tăng ca, tăng kíp để triển khai thi công hoàn thành các hạng mục trong phạm vi mặt bằng đã được giải phóng. Đồng thời, lập biểu tiến độ thi công chi tiết các hạng mục theo tuần, tháng và có cam kết về tiến độ triển khai thi công hoàn thành gói thầu trước ngày 30/10/2024.

K24.jpg
Dự án khu tái định cư Cảng hàng không Sa Pa.

Về giải phóng mặt bằng Khu Cảng Hàng không Sa Pa (giai đoạn 1) có tổng diện tích thu hồi đất 295,2 ha, đến nay đã giải phóng được 294,7 ha, đạt 99,83%. Số hộ phải di chuyển nhà ở 205 hộ, đến hết ngày 8/8/2024 có 192 hộ đã di chuyển và phấn đấu đến 30/9 sẽ hoàn thành việc di chuyển các hộ dân còn lại.

Dự kiến giải phóng mặt Cảng Hàng không Sa Pa (giai đoạn 2) là 75,8 ha, số hộ bị ảnh hưởng phải thu hồi đất khoảng 103 hộ, số hộ bị thu hồi đất ở và di chuyển chỗ ở khoảng 40 hộ. Số hộ (dự kiến) di chuyển chỗ ở, phải bố trí tái định cư 91 hộ.

Hiện nay, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện chủ động tiến hành đo đạc hiện trạng trước, đang thu thập hồ sơ giấy tờ liên quan. Sau khi có quyết định phê duyệt điều chỉnh công tác đầu tư của Thủ tướng sẽ điều chỉnh dự án thành phần 1 và triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng các bước tiếp theo.

K23.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong thăm, tặng quà hộ gia đình tại Khu tái định cư Cảng Hàng không Sa Pa.

Đối với Dự án khu tái định cư Cảng Hàng không Sa Pa, có tổng mức đầu tư hơn 454 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 72,2 tỷ đồng (đã thực hiện xong), giai đoạn 2 là trên 382 tỷ đồng (đang triển khai thực hiện).

Quy mô đầu tư xây dựng 28 tuyến đường trong khu tái định cư có tổng chiều dài 12,88 km; san gạt mặt bằng, xây dựng mạng lưới đường ống cấp thoát nước, cấp điện và chiếu sáng; xây dựng tuyến đường tránh Tỉnh lộ 151C với chiều dài 7,56 km và di chuyển đường điện thuộc khu vực cảng hàng không.

Hiện nay, gói thầu số 1 thi công xây dựng các hạng mục công trình công nghiệp + đường tránh Tỉnh lộ 151C + cấp nước + kè, điện chiếu sáng + cung cấp lắp đặt thiết bị + nghiệm thu đóng điện bàn giao đã đạt 80% khối lượng theo hợp đồng. Gói thầu số 2 thi công xây dựng các hạng mục san nền + thoát nước + giao thông khu tái định cư + bó vỉa, rãnh tam giác đã đạt 98% khối lượng theo hợp đồng. Các nhà thầu đang quyết tâm hoàn thành gói thầu trước ngày 15/10/2024.

K10.jpg
K13.jpg
K16.jpg
Đoàn công tác thăm mô hình trồng chuối ở huyện Bảo Thắng.

Đoàn công tác cũng đã thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 2 địa phương. Đối với cây chuối, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, diện tích chuối toàn tỉnh đạt 2.077 ha, sản lượng thu hoạch 17.619 tấn. Giá chuối xuất bán đạt khoảng 4.000 đồng/kg, tổng giá trị thu hoạch chuối đạt 70,5 tỷ đồng. Tỉnh đã cấp 12 mã vùng trồng, 5 cơ sở đóng gói nông sản chuối cho các tổ chức, cá nhân. Có trên 90% sản lượng chuối hàng hóa của tỉnh được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc qua các doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế từ cây chuối đạt khoảng 172 - 200 triệu đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí, lãi thu được khoảng 100 - 130 triệu đồng/ha/năm.

K17.jpg
K18.jpg
K19.jpg
K20.jpg
Bí thư Tỉnh ủy và Đoàn công tác thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm ở xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

Giai đoạn 2019 - 2021, tổng diện tích trồng dâu nuôi tằm toàn tỉnh 346,28 ha, trong đó huyện Bảo Yên trồng 290 ha/12 xã, thị trấn, huyện Văn Bàn 40 ha/3 xã, huyện Bắc Hà 15 ha/1 xã, huyện Bảo Thắng 1,28 ha/2 xã. Tuy nhiên, diện tích sản xuất dâu tằm liên tục giảm, đến nay, huyện Bảo Yên trồng mới và khôi phục được 31,1 ha, tập trung ở 6 xã (Kim Sơn, Bảo Hà, Cam Cọn, Việt Tiến, Xuân Thượng, Minh Tân).

Huyện Bảo Yên đề nghị tỉnh nghiên cứu bổ sung cây dâu tằm vào quy hoạch cây chủ lực của tỉnh để có cơ chế hỗ trợ cao hơn và huyện phấn đấu có 300 ha cây dâu tằm vào năm 2025; xây dựng vùng sản xuất quy mô liên huyện để tạo thành vùng nguyên liệu tập trung, thu hút nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tằm tơ của tỉnh. Đối với các dự án liên kết phát triển sản xuất cần cân đối bố trí kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ các hộ tham gia dự án không thuộc đối tượng của các chương trình mục tiêu quốc gia được thụ hưởng chính sách giống như các hộ khác.

K11.jpg
K8.jpg
Đoàn công tác tham gia cùng nông dân trồng cây dâu tại xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

Tại các dự án đến kiểm tra, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong yêu cầu các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư và các đơn vị thi công tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án. Các đơn vị nhà thầu huy động tối đa nhân lực, máy móc thiết bị, phương tiện để thi công các công trình, dự án đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân hiểu về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của các dự án, tạo sự đồng thuận cao trong giải phóng mặt bằng, cho đơn vị thi công thuận lợi hơn. Trong công tác giải phóng mặt bằng, việc hỗ trợ tái định cư cho các hộ phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi.

K2.jpg
K6.jpg
K5.jpg
Đoàn công tác thăm mô hình trồng dâu của nông dân.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao các mô hình trồng dâu nuôi tằm và trồng chuối tại các hộ dân, hợp tác xã, đồng thời đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động nông thôn. Chú trọng khuyến khích các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, đảm bảo tính bền vững; chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; tập trung phát triển sản xuất gắn với thị trường và đẩy mạnh cho xuất khẩu, nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp...

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập