Đoàn công tác Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Lào Cai
CTTĐT- Sáng ngày 23/02,
Đoàn công tác Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội do đồng chí Lê Thị Nguyệt,
Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh nhằm nắm
bắt tình hình việc thực hiện các Luật về bình đẳng giới; hôn nhân và gia đình; phòng,
chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.
Tiếp và làm việc với Đoàn,
về phía tỉnh Lào Cai có các đồng chí: Nguyễn Hữu Thể, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; Giàng Mạnh Nhà,
Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành
tỉnh, UBND huyện Sa Pa và Bát Xát.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Lê
Thị Nguyệt phát biểu tại buổi làm việc.
Theo đánh giá tại buổi làm
việc, những năm qua, Lào Cai đã triển khai thực hiện tốt các Luật nói trên, việc
quản lý Nhà nước được coi trọng, đặc biệt là công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật được triển khai có bề rộng và chiều sâu, chú trọng đến các địa phương
vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Nhiều mô hình từ thực tiễn đến cơ sở
như về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình… đã có sức lan tỏa trong cộng
cồng. Việc thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới có nhiều tiến bộ, ngày càng
được triển khai sâu rộng trong đời sống nhân dân, nhất là ở các lĩnh vực kinh tế,
lao động.
Trong giai đoạn 2011-2015,
ngành chức năng tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 422.460 lao động từ 15 tuổi
trở lên, trong đó có 208.554 lao động nữ. Số
lao động tham gia hoạt động kinh tế là 401.554 lao động, trong đó lao động nữ
chiếm trên 50%. Tỷ lệ lao động nữ được tạo việc làm mới hàng năm đều đạt và vượt
kế hoạch trên 50%, tương đương 23.715 lao động nữ có việc làm. Thu nhập bình
quân (không phân biệt giới) khối hành chính sự nghiệp đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng,
khối sản xuất kinh doanh đạt bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng. Thực hiện Đề
án 295 “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, giới thiệu việc làm”, tỷ lệ nữ tham gia học nghề
đều đạt và vượt chỉ tiêu 40% trên tổng số tuyển sinh, tỷ lệ có việc làm sau học
nghề đạt trên 75%.
Về Luật Hôn
nhân và Gia đình được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật rõ rệt, đã tổ chức
tuyên truyền, phổ biến được 7.316 buổi cho 663.158 lượt người tham gia học tập;
đã cấp phát được 28.940 cuốn tài liệu như sách luật, tờ rơi, tờ gấp;..., lồng
ghép tuyên truyền pháp luật 1.500 giờ trên lớp học; biên soạn, in ấn và cấp
phát 300 cuốn Hỏi - Đáp pháp luật số chuyên đề Tìm hiểu Luật Hôn nhân và Gia
đình. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang triển khai thực hiện việc thu thập,
lập danh mục các tập quán về hôn nhân để hoàn thiện hồ sơ, trình HĐND phê duyệt;
từ năm 2014 đến nay trên địa bàn toàn tỉnh chưa có trường hợp nào áp dụng tập
quán về hôn nhân và gia đình. Tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra ở 4 huyện Bát
Xát, Bắc Hà, Bảo Yên và Văn Bàn, với 93 trường hợp, sau khi nắm bắt tình hình thực tế cơ quan chức
năng đã có biện pháp giải quyết xử lý đối với các trường hợp tảo hôn này.
Thực hiện Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình, tỉnh đã thành lập và duy trì hoạt động tốt 15 mô
hình điểm tại 9 huyện, thành phố, đồng thời chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố
chủ động nhân rộng. Đến nay, toàn tỉnh đã có 85 câu lạc bộ, nhóm phòng
chống bạo lực gia đình; thành lập 15
Ban quản lý đề án cấp xã, 150 Ban quản lý Đề án cấp thôn bản. Trong năm 2016, các mô hình, câu lạc bộ
này đã phát hiện
144 hộ gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực trên địa bàn tỉnh, 156 vụ bạo lực
gia đình xảy ra và kịp thời can thiệp, tư vấn, hòa giải. Thông qua các
mô hình câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, mô hình Đề án tuyên truyền về
giáo dục đời sống gia đình công tác tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân
cư được phát huy, nhiều gia đình tìm lại được hạnh phúc và xây dựng cuộc sống
bình yên, no ấm hơn.

Đồng chí Nguyễn
Hữu Thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, các đại biểu tỉnh Lào Cai đã có một số kiến nghị đề
xuất hỗ trợ tỉnh triển khai thực hiện phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch; Thường
xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp
vụ cho đội ngũ làm công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở địa phương; kỹ năng
tuyên truyền cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật…. Sớm ban hành văn bản hướng dẫn về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác gia đình các cấp và mạng lưới cộng tác viên ở cơ sở, điều chỉnh một số nội dung liên quan đến các Luật
cho phù hợp với thực tế, để thực hiện thống nhất trong toàn quốc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của
Quốc hội Lê Thị Nguyệt đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực, kết quả mà tỉnh Lào
Cai đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, đề nghị thời gian tới cần tập
trung đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất
là các Luật nói trên và đổi mới các nội dung cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm
địa phương, đối tượng vùng sâu, vùng biên giới, người dân tộc thiểu số. Trong
quá trình triển khai, thực hiện cần có sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành,
đoàn thể hữu quan, nhằm không ngừng làm thay đổi nhận thức và hành vi của nhân
dân trong các vấn đề trên; tiếp tục có sự quan tâm đến việc kiện toàn bộ máy, bố
trí cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật có kỹ năng, đảm nhiệm được các
lĩnh vực công tác bình đẳng giới, tôn giáo, tín ngưỡng; tiếp
tục duy trì triển khai các mô hình, đồng thời có sự phân công, giám sát, đánh
giá những kết quả thực hiện của từng đơn vị, địa phương trên cơ sở các văn bản
đã ban hành…
Đoàn công tác của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã ghi nhận,
tổng hợp các kiến nghị của tỉnh để trình Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành
liên quan xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương.
Trước đó, Đoàn đã đến thăm, làm việc và khảo sát thực tế tại xã Sa Pả,
huyện Sa Pa và xã Quang Kim, huyện Bát Xát, đồng thời trao tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn .
Lệ Hằng